Huy hiệu và các biểu trưng khác Đại_học_Dartmouth

Khẩu hiệu và bài hát

Khẩu hiệu của Dartmouth, chọn bởi Eleazar Wheelock, là "Vox Clamantis in Deserto" trong tiếng La tinh và thường được nhà trường dịch sang tiếng Anh là "A voice crying in the wilderness"[127][128] ("Tiếng kêu nơi hoang dã"). Cụm từ này xuất hiện năm lần trong Kinh thánh và dường như ám chỉ địa điểm của nhà trường, nơi từng là vùng ven của một khu định cư của người châu Âu.[128][129] Bài hát "Men of Dartmouth" (Những người đàn ông Dartmouth) của Richard Hovey được bình chọn là bài hát hay nhất của Dartmouth vào năm 1896,[121] và trở thành bài ca chính thức của nhà trường vào năm 1926.[130] Bài hát được đổi tên thành "Alma Mater" vào thập kỉ 1980 khi lời của nó được chỉnh lại để nhắc đến cả đàn ông lẫn phụ nữ.[131]

Con dấu

Con dấu của Đại học Dartmouth

Hiến chương hoàng gia năm 1769 của Dartmouth yêu cầu nhà trường phải có một con dấu để dùng trong các văn bản chính thức và văn bằng tốt nghiệp.[115] Người sáng lập của trường, Eleazar Wheelock, thiết kế một con dấu giống một cách đáng kinh ngạc với con dấu của Society for the Propagation of the Gospel, một hội truyền giáo được thành lập tại London vào năm 1701, nhằm nói rằng trường của ông sẽ chú trọng vào việc truyền giáo nhiều hơn là giáo dục đại học.[128] Khắc bởi một thợ bạc ở Boston, con dấu được hoàn thành trước lễ tân hiệu vào năm 1773. Các tín hữu chính thức chấp nhận con dấu vào ngày 25 tháng 8 năm 1773, miêu tả nó là:

Hình bầu dục, viền bởi dòng chữ "SIGILL: COL: DARTMUTH: NOV: HANT: IN AMERICA 1770." Bên trong đó là một rừng thông ở bên phải, bên trái những người bản xứ ở bên trái đang đi đến tòa nhà hai tầng của tri thức; phía trên rừng thông là dòng chữ "vox clamantis in deserto". Tất cả được đỡ bởi Tôn giáo ở bên phải và Công lý ở bên trái, và trên đó là Tam giác ngược với dòng chữ Hebrew [El Shaddai]. Con dấu mới miêu tả như trên đường dùng để đóng vào tất cả các bằng, chứng nhận hay các tài liệu khác của Đại học Dartmouth.[132]

Vào ngày 28 tháng 10 năm 1926, các tín hữu khẳng định lại quan điểm của Hiến chương cho rằng con dấu chỉ dành cho các văn bản hành chính.[128] Năm 1940, Hội đồng ấn phẩm của nhà trường giao cho nhà khắc chữ nổi tiếng W. A. Dwiggins tạo phiên bản chữ ngang của con dấu. Thiết kế của Dwiggins được thay đổi vào năm 1957 với ngày tháng chuyển từ "1770" thành "1769," để phù hợp với Hiến chương. Các tín hữu đã đặt một bộ khuôn rập mới với năm "1797" để thay bộ cũ đã gần như hỏng sau hai thế kỷ sử dụng.[128] Bản thiết kế năm 1957 tiếp tục được dùng với số thương hiệu 2305032.[133]

Phù hiệu

Ngày 28 tháng 10 năm 1926, Hội tín hữu phê chuẩn "Phù hiệu Đại học Dartmouth" làm đại diện hình ảnh cho nhà trường và nhà điêu khắc W. Parke Johnson thiết kế phiên bản này dựa nên chiến khiên được thể hiện trên con dấu gốc. Thiết kế này không tồn tại lâu. Ngày 9 tháng 6 năm 1944, các tín hữu phê chuẩn một phiên bản khác của chiếc phù hiệu được thiết kể bởi họa sĩ và nhà thiết kế người Canada Thoreau MacDonald. Thiết kế này được sử dụng rộng rãi và như con dấu của Dwiggins được sửa năm "1770" thành "1769" vào khoảng năm 1958.[128] Phiên bản này của phù hiệu được đăng ký với số thương hiệu 3112676 và một số số khác.[133]

Nhà thiết kế John Scotford cố gắng tạo ra một phiên bản thời trang của phù hiệu vào thập kỉ 1960, nhưng không thành công.[134] Phù hiệu này được dùng làm nền cho phù hiệu của Trường Y Dược Dartmouth, và còn được sản xuất ở kích thước với bề rộng vài nanomet.[135] Thiết kế này cũng xuất hiện trên Huân chương Nhị Bách niên của Rudolph Ruzicka (Philadelphia Mint, 1969) và một số nơi khác.

Biểu tượng, biệt danh và linh vật

Keggy posing on the Dartmouth College Green with Baker Memorial Library in the background.

Dartmouth chưa từng có một linh vật chính thức.[136] Biệt danh "The Big Green," (người khổng lồ xanh) bắt nguồn từ 1860 và, dựa trên việc màu xanh thẫm (Xanh Dartmouth) được công nhận là màu chính thức của trường vào năm 1866.[137] Bắt đầu từ thập niên 1920, các đội thể thao của Dartmouth được biết đến với tên "những người Anh điêng," một tên vui có thể bắt nguồn từ các nhà báo thể thao.[136] Linh vật và tên đội thể thao không chính thức này được dùng cho đến đầu những năm 1970, khi việc sử dụng đó vấp phải những chỉ trích gay gắt. Vào năm 1974, Hội đồng Tín hữu tuyên bố rằng "việc sử dụng hình ảnh [người Anh-điêng] như vậy dưới bất cứ dạng nào là trái với các mục tiêu giáo dục và hoạt động của nhà trường trong việc thục đẩy giáo dục của người bản xứ."[138] Một số cựu sinh viên và sinh viên, cũng như tờ báo theo đường lối bảo thủ The Dartmouth Review, đã tìm cách đưa biểu tượng người Anh-điêng trở lại,[139] nhưng không có đội thể thao nào của trường tiếp tục mặc áo có biểu tượng này trong hàng chục năm sau đó.[140]

Nhiều chiến dịch của sinh viên đã được tiến hành nhằm vận động cho việc chập nhận một linh vật mới, nhưng không có nỗ lực nào thành công trong việc biến một linh vật thành "chính thức". Một đề xuất của tạp chí hài Dartmouth Jack-O-LanternKeggy the Keg, một vại bia có hình người đã xuất hiện tại một số sự kiện thể thao của trường. Mặc dù nhiều sinh viên hứng thú với Keggy,[141] linh vật này mới chỉ nhận được sự tán thành của hội sinh viên.[142] Vào tháng 11 năm 2006, hội sinh viên nỗ lực làm sống lại "Dartmoose" như là phương án thay thế khi mà các tranh cãi xung quanh linh vật Anh-điêng bị khơi lại.[143]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại_học_Dartmouth http://www.artseditor.com/html/features/0509_conch... http://www.boozallen.com/news/659481 http://www.boston.com/news/education/higher/articl... http://www.colleges.com/Umagazine/articles.taf?cat... http://www.concordmonitor.com/apps/pbcs.dll/articl... http://www.dartmo.com/ http://www.dartmo.com/archives/category/history http://www.dartmo.com/buildings/ghijkbldg.html#the... http://www.dartmo.com/charter/charter.html http://www.dartmo.com/halls/hallscontent1.html